TÀIBẤT TÀI NHƯ NHAU

“Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sẽ sống. Cái BIẾT chính là KHÔN NGOAN. KHÔN thì phải NGOAN, đó là NHÂN ĐỨC, là yếu tố hình thành nên tính cách của một người. Và, cái gọi là NGOAN trong cái KHÔN chính là ĐƠN SƠ. Đơn sơ chính là sự thành thực, chân thành và hiền lành trong cung cách sống với các mối tương quan: với chính mình và với tha nhân”

“Tài và bất tài như nhau, đều không phải cả, sao khỏi phải lụy thân. Nếu biết cỡi trên ĐẠO ĐỨC mà ngao du thì không phải lụy. Không màng khen, không sợ chê, khi cần phải lên thì bay như Rồng, khi cần phải bò, thì bò như rắn. Cùng hóa với chữ THỜI, không nên khư khư theo một thái độ nào nhất định. Khi lên cao, khi xuống thấp, lấy chữ HÒA làm cân lượng, ngao du nơi tổ của vạn vật, xem vật là vật, mà không để cho Vật xem mình là vật”

“Vạn vật, hễ có hợp là có tan, hễ có thành, phải có hủy. Hễ ngay thẳng thì bị chống đối, được tôn quý thì bị chê bai. Có làm thì có sót: Giỏi thì bị mưu tật, mà dở thì bị khinh khi, có thể nào quyết hẳn được bên nào?”

CHỈ CÓ ĐẠO VÀ ĐỨC LÀ NỀN TẢNG VỮNG VÀNG ĐỂ THEO ĐÓ MÀ HÀNH ĐỘNG

P/s: Trích câu chuyện Trang Tử – Cây Trên Núi – Cái cười của Thánh Nhân – Thu Giang Nguyễn Duy Cần

LEAVE A REPLY