Dạo này phỏng vấn và gặp nhiều bạn marketing thế hệ 9X, điểm nổi bật là các bạn khá năng động, tự tin và quan trọng, PR bản thân rất tốt. Ngoài một số bạn thật sự giỏi và chịu khó (Khoảng 10-20%), mình thấy đang có 2 “công thức” mà gần 90% các bạn đang đang áp dụng để “làm giá” khi ứng tuyển

  1. Học một chuyên ngành không liên quan + một khóa MKT ngắn hạn + 1 đến 2 công ty nho nhỏ (tất nhiên tên gọi vị trí MKT hay leader gì đó rất oách, thời gian làm việc bình quân mỗi nơi khoảng 6 tháng) = MKT Pro
  2. Tốt nghiệp chuyên ngành có liên quan + làm freeland (thường khoảng 6 tháng-1 năm, cho vài cửa hàng, doanh nghiệp) hoặc sale cho các công ty dịch vụ MKT = MKT Pro

Mà do nghĩ mình là pro nên các bạn nói rất ghê gớm về khả năng của mình, nhưng lại chẳng kể nổi mình đã tạo ra được kết quả gì ở đơn vị cũ (hay doanh nghiệp mà họ hợp tác), đòi quyền lợi và lương rất cao mà chẳng có câu nào thể hiện sự quan tâm đến doanh nghiệp mà họ đang muốn vào, đại loại kiểu như “này, anh phải phục vụ và biết điều với tôi đấy nhá, nếu thích tui sẽ ở lại, không thì tôi sẽ kiếm công ty khác”… quan trọng hỏi thế mạnh thì tuôn ra như nước mà hỏi yếu gì thì rặng mãi lòi được 1-2 cái, đại loại như “em là người quá mê công việc” “em là người thích sự cầu toàn nên sẽ khó chịu khi người khác không như ý”…


Đáng nói là có nhiều bạn mượn doanh nghiệp để làm bàn đạp, gia tăng giá trị cho cá nhân, vừa được vài ba tháng là nhảy, mà đã nhảy qua chỗ mới thì thu nhập phải cao hơn (thấp hơn người ta cười vào mặt à) nhảy vài lần là lên lãnh đạo hay lương gấp 2 gấp 3 gì đó. Có lẽ do đa số thời gian các bạn mãi nghĩ làm sao để nhảy chỗ cao hơn nên đa số không có chiều sâu, cái gì cũng biết mà chẳng làm cái gì lâu, cũng như chả có cống hiến gì ngoài việc xài tiền.

Cũng tội cho các doanh nghiệp, một số vì muốn tuyển người giỏi mà cắn răng trả lương cao nhưng vẫn bị dứt áo ra đi, một số ít tiền thì tuyển người để đào tạo, vừa đào tạo xong nó cũng đi vì… có nơi khác tốt hơn. Một phần do các chủ doanh nghiệp ít nắm về chuyên môn nên ít đánh giá đầy đủ, một phần do quy mô không lớn nên cũng ít quan tâm đến công tác thẩm tra, cũng như quy chế rõ ràng…

Nếu chỉ qua vài khóa học ngắn hạn mà trở thành chuyên gia thì Việt Nam ta đã hùng mạnh, nếu chỉ vài ba tháng mà nắm hết bí quyết thì đời này chẳng ai nghèo hay phải đi làm công cho người khác. Bản thân mỗi người cũng như một sản phẩm, muốn giá cao thì lợi ích cho người sử dụng cũng phải cao, đồng thời, phải tạo ra được giá trị cộng sinh để cùng gia tăng giá trị, ấy mới vững bền.

-Ari Trần-

#talkmyself #aritran

LEAVE A REPLY