Kiến thức – là vô bờ, học chưa bao giờ là đủ bởi không ai có đủ thời gian và nguồn lực để học hết và cũng không ai có thể dạy hết, mỗi người sẽ có một thế mạnh và chuyên môn nhất định, sách vở cũng vậy, dẫu rất nhiều điều hay và đáng suy ngẫm nhưng không phải ai cũng có thể tiếp cận và vận dụng vì nhu cầu, mong muốn và đặc tính mỗi người cũng khác nhau

Cho nên nếu biết dung nạp, vận dụng KIẾN THỨC một cách đúng đắn, nó sẽ biến thành “TRÍ THỨC” (có thể hiểu đơn giản là kiến thức được hóa thành trí tuệ, tư tưởng, suy luận… có tác dụng thúc đẩy hành động và tạo ra kết quả trong một phạm vi ứng dụng nhất định) – thứ tài sản để bạn có thể mang lại giá trị cho bản thân và xã hội, nhưng ở một khía cạnh khác… có một số người đang có sự nhầm lẫn và vô tình trở thành TRÍ NÔ – tức nô lệ của kiến thức, thường thấy nhất là những người “mọt sách”, tiếp theo là một số người thích đi học, hết lớp này tới khóa khác nhưng hiếm khi lại chịu dành thời gian cho mình để trải nghiệm thực tế, họ cảm thấy hài lòng khi kiến thức của mình mỗi ngày mỗi nhiều hơn và cảm thấy những điều mình học lúc nào cũng không đủ

Khác biệt ở góc nhìn và cách tiếp cận

Nói như vậy không có nghĩa là xem nhẹ việc học, sự học vẫn là một trong những việc quan trọng, chỉ là đại đa số trường lớp chỉ thường cho bạn kiến thức mà ít khi chỉ bạn phương pháp và cách thức để chuyển hóa hành động. Cho nên nếu quá phụ thuộc hay quá đam mê kiến thức sẽ khiến bạn trở thành yếu mềm và phi thực tế, thay vì tạo ra trí thức thì lại trở thành trí nô. Do đó, khác nhau là ở phương pháp và hành động.

-Quang Trần-

LEAVE A REPLY